Vì Sao Hen Suyễn Dễ Tái Phát Vào Mùa Lạnh? - Tâm Dược

Vì Sao Hen Suyễn Dễ Tái Phát Vào Mùa Lạnh?

 

Thời tiết chuyển mùa sang đông luôn là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân hen suyễn, là dịp để những cơn hen có dịp “thừa thắng xông lên” tân công, tái phát nặng nề. Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh? Đâu là giải pháp khắc phục? Cùng tìm hiểu nhé!

 

Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh?

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị hẹp lại, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy. Từ đó, dẫn đến sự khó thở, thở khò khè, ho mãn tính và mức độ bệnh ở mỗi người khác nhau. Mùa đông lạnh, độ ẩm thấp là điều kiện để cơn hen suyễn được dịp tấn công và tái phát.

 

Không khí lạnh hoặc ẩm ướt có thể xâm nhập qua đường thở gây nên các triệu chứng của cơn hen cấp như ho, khó thờ, khò khè, tức ngực. Ngoài ra, không khí lạnh còn khiến các bào tử nấm mốc xuất hiện nhiều trong không khí, đây là yếu tố dị nguyên có thể gây ra tình trạng hen phế quản.

Nhất là vào ban đêm, rạng sáng khoảng 2 – 3 giờ sáng, nhiệt độ giảm xuống lạnh nhất khiến nhiều người bị cơn hen hành hạ, bóp chặt lồng ngực không thể thở được. Ngoài ra, không khí lạnh còn khiến cho nguy cơ cảm cúm, cảm virus, cảm lạnh tăng cao và đây thực sự là cơn ác mộng đối với người có tiền sử hen phế quản.

Khi chúng ta bị hen suyễn thì đường thở (ống phế quản) vốn đã bị sưng lên dù đang ở thời kỳ nặng hay nhẹ. Sự cản trở đó đã khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi hít thở, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh.

 

 

Các nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn tăng lên một cách đáng kể vào mùa lạnh. Vậy, điều gì đã xảy ra với căn bệnh hen suyễn khi nhiệt độ giảm?

+ Bên trong niêm mạc mũi được lót một lớp chất lỏng rất mỏng, nhưng đủ để kết hợp với mạch máu, thực hiện nhiệm vụ làm nóng không khí mà chúng ta hít vào. Không khí khô lạnh sẽ khiến cho lượng chất lỏng này bay hơi nhanh hơn, dẫn đến việc niêm mạc mũi, ống phế quản bị kích thích, sưng to hơn.

Điều đó có nghĩa là các triệu chứng của hen suyễn sẽ trở nên trầm trọng hơn, người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy mũi mình bị khô cứng lại và hết sức khó thở.

+ Không khí lạnh khi đi vào đường hô hấp của chúng ta sẽ bắt đầu sản sinh ra một chất gọi là Histamine. Đây là chất được cơ thể sản sinh ra để đối phó với các dị ứng. Sự xuất hiện của Histamine sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên rõ ràng hơn.

+ Chất nhầy là một thứ không thể thiếu trong mũi cũng như đường thở của chúng ta, ngay cả khi bạn không cảm thấy thì vẫn có một lượng chất nhầy vừa phải tồn tại. Nhiệm vụ của lớp nhầy này rất quan trọng, chúng sẽ cuốn lấy bụi bẩn và tống ra ngoài mũi bằng hành động hắt hơi. Điều đó lí giải vì sao chất nhầy vốn trong suốt nhưng gỉ mũi lại có màu.

Khi nhiệt độ xuống thấp, chất nhầy sẽ tự động tiết ra nhiều hơn với hy vọng có thể tăng cường bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, cũng chính vì được tiết ra nhiều hơn bình thường nên lớp chất nhầy này sẽ dày hơn và dính lại. Lúc này, chúng sẽ vô tình ngăn trở hoạt động hô hấp của cơ thể.

 

+ Các triệu chứng của hen suyễn sẽ trở nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ tái phát vào mùa lạnh còn do một nguyên nhân nữa, đó là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Thời tiết khô lạnh tạo điều kiện cho cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng v.v…hình thành. Không những vậy, nhiều người vào mùa lạnh thường ít vệ sinh nhà cửa, dẫn đến việc vi khuẩn và bụi bẩn có nơi ẩn nấp và gây hại cho hệ hô hấp.

 

 

Như vậy, để ngăn ngừa bệnh hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh, chúng ta cần lưu ý:

+ Hạn chế ra đường vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối vì đây là thời điểm nhiệt độ và độ ẩm không khí đều thấp xuống. Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài, bạn nên giữ ấm cơ thể.

+ Uống nhiều nước hơn bình thường.

+ Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người mà bạn nghi ngờ là đang bị cảm cúm.

+ Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát

+ Tập thể dục đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia

Hi vọng nội dung bài viết đã cung cấp đến độc giả nhiều kiến thức bổ ích và biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân trong mùa đông giá lạnh này!

 

 

Xem thêm: 

➡️   Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp mùa lạnh

➡️  Những thói quen tàn phá xương khớp 

➡️   Một số bệnh dễ “tấn công” mùa lạnh