Thiếu Kẽm Sẽ Khiến Trẻ Thấp Còi, Chậm Lớn - Tâm Dược

Thiếu Kẽm Sẽ Khiến Trẻ Thấp Còi, Chậm Lớn

Nhiều phụ huynh cứ ép con ăn hoài, ăn nhiều mà trẻ vẫn giữ nguyên cân nặng, thấp bé, làm bố mẹ không hiểu lý do. Các chuyên gia chỉ ra, bố mẹ cần lưu ý đến chất lượng dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn và đừng bỏ qua các vi chất quan trọng. Trong đó, thiếu kẽm sẽ khiến trẻ thấp còi, chậm lớn.

 

1. Vai trò của kẽm

Kẽm là khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào hoạt động của các enzyme, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng.

Kẽm giúp tăng sản sinh tế bào, kẽm có mặt ở cấu trúc của tế bào, ở 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi ADN, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein,…Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể như:

+ Việc thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt.

+ Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính.

+ Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm sẽ khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt.

+ Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận. Kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, với các biến đổi của môi trường sống.

+ Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm sẽ khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.

+ Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác hoặc mất hẳn vị giác, gây nên tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng.

+ Kẽm giúp tổng hợp, bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.

 

2. Biểu hiện trẻ thiếu kẽm

Trẻ em thiếu kém nhìn cơ thể và sắc mặt xanh xao, thiếu sức sống so với những đứa trẻ phát triển bình thường. Thế nên, kẽm đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi cơ thể trẻ bị thiếu kẽm, sẽ phát sinh những biểu hiện bất thường như:

+ Rụng tóc, tóc mọc yếu.

+ Da khô, xanh xao.

+ Trẻ mất vị giác, biếng ăn, chán ăn.

+ Trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm phát triển chiều cao.

+ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như: táo bón nhẹ.

+ Trẻ có thể bị rối loạn tâm – thần kinh như: rối loạn giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc.

+ Thiếu kẽm còn khiến bé suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, chậm chạp trí não.

+ Móng tay yếu, dễ gãy giòn.

Các biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ sẽ rất rõ rệt theo mức độ. Điều này là dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ sao cho phù hợp. Thực tế, có nhiều trẻ bị ép ăn nhiều nhưng vẫn thấp bé, còi xương và đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu kẽm ở trẻ.

 

3. Cách bổ sung kẽm cho trẻ bằng chế độ ăn uống

Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ trong từng giai đoạn là khác nhau. Do đó, cha mẹ cần nắm vững kiến thức để bổ sung cho con chuẩn nhất. Cụ thể:

+ Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày.

+ Trẻ từ 4 – 13 tuổi: cần 10mg kẽm nguyên tố/ngày.

+ Người trưởng thành: cần 15mg kẽm nguyên tố/ngày.

Cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các thực phẩm chứa dồi dào kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các loại hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng)

Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất, nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, để đủ kẽm nên cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ sẽ dễ hấp thu hơn sữa công thức, còn người mẹ cũng có thể bổ sung kẽm bằng thức ăn hoặc các chế phẩm có kẽm.

Kẽm rất cần thiết cho cơ thể. Nếu được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ rất tốt cho việc phát triển chiều cao cũng như việc kích thích ăn uống ở trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý, không dùng kẽm khi bị nhiễm trùng. Do vậy, các bậc cha mẹ nếu muốn cho con bổ sung kẽm ở dạng thuốc liều cao nên đưa con đến khám dinh dưỡng để có phương án điều trị phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm:

➡ Cách bổ sung canxi an toàn, tránh sỏi thận

➡ Sử dụng thuốc không kê đơn sao cho an toàn?

➡ Mối liên quan giữa nội tiết tố nữ và nguy cơ tử vong do covid – 19 ở phụ nữ

➡ Dùng thuốc gì cho F0 bị ho khan?

➡ Những điều nên biết khi bổ sung men vi sinh