Tác Dụng Phụ Của Thuốc Và Cách Phòng Ngừa - Tâm Dược

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Và Cách Phòng Ngừa

 

Chúng ta luôn biết, việc sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh thường kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn đối với một số cơ quan. Chẳng hạn như, thuốc cảm khiến bạn buồn ngủ, thuốc thông mũi làm cho tim đập nhanh, aspirin có thể gây chảy máu và loét dạ dày,….Tại sao vậy? Tác dụng phụ của thuốc và cách phòng ngừa thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

 

1. Thuốc hoạt động như thế nào?

Các phương thức hoạt động của từng loại thuốc rất đa dạng. Thông thường, một phần nhỏ của phân tử thuốc hoạt động trên một thụ thể cụ thể trên tế bào phục vụ một chức năng cơ thể nhất định, như truyền thông điệp thần kinh hoặc nội tiết tố. Thuốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền hoặc ức chế nó.

Các loại thuốc không nhắm vào cơ thể mà nhắm vào các vi sinh vật xâm nhập. Ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách làm hỏng thành hoặc màng tế bào của vi khuẩn nhạy cảm. Một số loại thuốc hỗ trợ các chức năng nhất định của cơ thể hoạt động bằng cách thay đổi môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

 

2. Tại sao thuốc lại có tác dụng phụ

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh của thuốc thì thuốc luôn tiềm ẩn những nguy cơ, tác dụng phụ. Đặc biệt là thuốc Tây. Cụ thể là:

Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng làm giảm tác nhân trung gian gây viêm khớp, làm giảm đau khớp nhưng nó cản trở khả năng của dạ dày để chống lại tác hại của acid dịch vị và có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.

Vitamin cần thiết cho sức khỏe nhưng khi dư thừa cũng sẽ có hại.

Thuốc nhuận tràng và thuốc kháng acid có thể có tác dụng phụ nếu dùng quá mức do cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng và các loại thuốc khác.

Thuốc kháng sinh cũng có một số tác dụng phụ như sản xuất các sinh vật kháng thuốc kháng sinh hoặc thay đổi các vi khuẩn đường ruột thân thiện để cho phép vi khuẩn có hại phát triển quá mức.

Các tác dụng phụ thường xảy ra khi nào?

+ Khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới hoặc thực phẩm chức năng.

+ Ngừng dùng một loại thuốc đã sử dụng trong một thời gian.

+ Tăng hoặc giảm liều lượng thuốc đang dùng.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc có xuất hiện tác dụng phụ hay không khi dùng thuốc:

+ Tuổi tác

+ Sử dụng các loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng khác.

+ Các bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn khác như: các bệnh suy yếu hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng của thận và gan.

 

3. Cách phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc

Để phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc, người dùng nên nắm rõ các kiến thức cơ bản sau:

+ Kiểm tra kỹ thành phần, công dụng, khuyến cáo của thuốc trước khi sử dụng, nhất là đối với những loại thuốc không kê đơn.

+ Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.

+ Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cũng như trao đổi với bác sĩ điều trị về những gì cần chú ý và phải làm nếu các tác dụng phụ xảy ra.

+ Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bạn là người tiêu dùng thông thái sẽ nghiên cứu kỹ nhãn mác trước khi sử dụng và không dùng quá liều lượng khuyến cáo.

Tóm lại, các loại thuốc Tây rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu dùng không đúng liều lượng, không đúng bệnh, không đúng thời điểm. Điều này rất nguy hại cho sức khỏe mà chúng ta cần lưu ý. Đó là lý do mà các dược sĩ chuyên môn luôn cần hỗ trợ tư vấn cho người dùng về cách dùng thuốc khi mua tại các quầy thuốc. Tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ và hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Hi vọng nội dung bài viết đã cung cấp đến độc giả nguồn kiến thức bổ ích.

 

 

 

 

 

 

Xem thêm:

➡ Ăn cay đúng cách mang lại lợi ích sức khỏe

➡ Ánh sáng xanh gây hại cho làn da ra sao?

➡ Giảm chứng khô mắt bằng omega – 3 và các loại vitamin

➡ Vì sao rụng tóc hậu covid – 19?

➡ 5 tác dụng phụ khi ăn gừng quá nhiều