Sinh Con Khi Lớn Tuổi Có Đáng Lo? - Tâm Dược

Sinh Con Khi Lớn Tuổi Có Đáng Lo?

 

 

Sinh con khi lớn tuổi có đáng lo? Những năm gần đây, tỷ lệ nữ giới lập gia đình và sinh con ở độ tuổi khá muộn và xu thế này ngày càng cao. Liệu sinh con khi lớn tuổi có thực sự đáng lo và phải làm gì để mẹ tròn con vuông? Cùng tìm hiểu nhé!

 

1. Sinh con khi lớn tuổi có đáng lo?

Nếu trước đây, chúng ta lo lắng về vấn nạn tảo hôn, kết hôn trước tuổi 18 hay mang thai khi còn quá trẻ. Thì ngày nay, vấn đề ấy đã dần giảm thiểu và bắt đầu chuyển sang nỗi lo mới mang tên: phụ nữ lập gia đình muộn và sinh con khi lớn tuổi.

 

 

Nguyên nhân thường xuất phát từ những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, muốn phát triển sự nghiệp bản thân hoặc cảm thấy chưa sẵn sàng có con. Hoặc có thể là áp lực tài chính, chính sách nơi làm việc, nỗi lo thất nghiệp khi sinh con hay thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ,…

Mang thai khi lớn tuổi thực sự là vấn đề đáng lo ngại cho nữ giới và cả đứa trẻ, khiến mẹ phải đối mặt với các nguy cơ như:

+ Nguy cơ mắc các bệnh di truyền (bệnh Down) tăng lên theo tuổi mẹ.

+ Nguy cơ sẩy thai hay gặp phải các vấn đề sản khoa cao hơn theo tuổi của mẹ.

+ Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, xuất huyết sau sinh,…đều có thể xuất hiện.

+ Sinh non.

+ Trẻ nhẹ cân sau khi sinh.

+ Thai chết lưu.

+ Mổ lấy thai.

+ Huyết áp cao ở người mẹ có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như tiền sản giật và sinh non.

Theo các nhà khoa học, càng lớn tuổi, tử cung càng kém nhạy cảm hơn với oxytocin. Do đó, nếu tuổi mẹ càng cao thì các biến chứng trong khi sinh càng dễ xảy ra.

 

 

2. Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông đối với bà bầu lớn tuổi

Chắc hẳn rằng khi mang thai ở độ tuổi từ 35 trở đi, các mẹ bầu sẽ vô cùng lo lắng về tình hình sức khỏe bản thân, sức khỏe thai nhi cũng như quá trình vượt cạn. Để hạn chế những nguy cơ xấu có thể xảy ra, giúp mẹ bầu lớn tuổi có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý:

Thăm khám và cần được tư vấn kỹ của bác sĩ trước khi quyết định mang thai

Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Việc làm này để liệu xem mình có đủ điều kiện để mang thai không cũng như có hướng giải quyết những vấn đề về sinh sản có thể gặp phải. Như vậy bạn sẽ chuẩn bị tốt tâm lý cho thai kỳ.

 

 

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung thêm acid folic, canxi, sắt, vitamin D và các chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày. Đây là những dưỡng chất thiết yếu giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

+ Không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…hoặc tiếp xúc gần những người đang hút thuốc lá.

+ Uống vitamin trước khi sinh với axit folic trước khi thụ thai.

 

 

Tăng cân phù hợp

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có kế hoạch tăng cân sao cho phù hợp để thai nhi phát triển tốt mà sức khỏe mẹ cũng tốt. Phụ nữ thừa cân khi mang thai có nguy cơ gặp phải các vấn đề trong khi mang thai.

 

Hoạt động thể chất lành mạnh

Tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp sẽ giảm bớt sự khó chịu, tăng cường năng lượng và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Vận động hợp lý cũng giúp tăng sức mạnh các cơ cũng như sức chịu đựng khi sinh em bé. Từ đó, hạn chế phần nào biến chứng có thể xảy ra.

 

 

Tránh lo lắng, căng thẳng, cần ngủ đủ giấc

Tiêm chủng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm chủng ngừa các loại bệnh có thể làm ảnh hưởng đến thời gian thai kỳ của bạn.

Thường xuyên thăm khám bác sĩ định kỳ, kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đối với phụ nữ mang thai khi lớn tuổi thì điều này rất cần thiết.

Kiểm soát bệnh mãn tính. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ trong trường hợp bạn đang mắc một vấn đề sức khỏe nào đó chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tiểu đường,…để được hỗ trợ nhằm đảm bảo sức khỏe an toàn cho mẹ và thai nhi.

 

 

Vấn đề sức khỏe sinh sản luôn được đặt lên hàng đầu bởi không chỉ là trách nhiệm đối với bản thân mà còn là trách nhiệm đối với một sinh linh nhỏ đang mang trong mình. Phụ nữ lớn tuổi (bắt đầu từ 35 tuổi trở đi) khi muốn mang thai, cần cân nhắc các yếu tố sức khỏe cũng như những nguy cơ xấu có thể xảy ra trong quá trình sinh nở. Để từ đó, có giải pháp chăm sóc sức khỏe thật tốt. Hi vọng nội dung bài viết đã cung cấp đến độc giả nguồn kiến thức bổ ích!

 

 

 

 

Xem thêm:

➡  Lợi ích tuyệt vời của xông hơi đối với làn da

➡  Mẹo cải thiện chứng mất vị giác cho F0 điều trị tại nhà

➡  Chế biến rau xanh và trái cây sao cho tận dụng tối đa dinh dưỡng

➡  10 thực phẩm giúp cải thiện mức cholesterol