Nguyên Tắc Ăn Uống Để Giữ Trái Tim Khỏe
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp trái tim lành mạnh bằng không thì ngược lại. Để nâng niu trái tim, sống khỏe mỗi ngày bạn hãy tham khảo các nguyên tắc ăn uống để giữ trái tim khỏe trong bài viết dưới đây nhé!
1. Kiểm soát khẩu phần ăn để giữ trái tim khỏe mạnh
Việc lựa chọn thực phẩm ăn uống, việc kiểm soát lượng thức ăn cơ thể nạp vào rất quan trọng. Nếu chúng ta ăn quá nhiều, hoặc ăn quá nhanh theo kiểu nhồi nhét đến căng tức bụng sẽ dẫn đến dư thừa lượng calo hơn mức cần thiết.
Tốt nhất, bạn nên theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Lượng khẩu phần được khuyến nghị cho mỗi nhóm thực phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống cụ thể mà chúng ta đang tuân theo. Có thể ban đầu bạn chưa quen với việc thực hiện xác định khẩu phần ăn. Khi đó, bạn nên sử dụng cốc đo lường, thìa, bát hoặc cân để đo lường cho đến khi bạn cảm thấy tự tin với phán đoán của mình.
Tốt nhất, bạn nên chọn cho mình những thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như trái cây, rau quả tươi, hạn chế những thực phẩm chứa hàm lượng calo cao, giàu natri. Những loại thực phẩm này sẽ mang lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh và vòng eo lý tưởng.
2. Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây có chứa các chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Bởi chúng là những nguồn thực phẩm ít năng lượng, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, chúng rất dễ ăn, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Bạn nên ăn trái cây và rau tươi, ít natri, hay các loại trái cây đóng hộp kèm nước trái cây. Không nên ăn rau kèm sốt béo, chiên giòn, các loại trái cây kèm siro hay đường.
3. Hạn chế sử dụng các chất béo không lành mạnh
Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là nguyên tắc ăn uống để giữ trái tim khỏe. Đây cũng là cách quan trọng để giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể dẫn sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, gây ra bệnh xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Bạn nên hạn chế chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn của mình bằng cách chọn thịt nạc hoặc cắt bỏ bớt lượng mỡ trong thịt. Giảm những thực phẩm được chế biến từ mỡ động vật. Một số chất béo bạn nên hạn chế như: bơ, mỡ heo, nước sốt thịt, sốt kem, bơ ca cao, dầu dừa, dầu cọ.
Một số chất béo bạn được phép sử dụng như: dầu oli, dầu hạt cải, quả bơ, các loại cá như cá hồi, cá ngừa, cá mòi,…tốt lành cho tim.
4. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ tốt, có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa huyết áp và sức khỏe của tim. Các loại ngũ cốc nên ăn: các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu chất xơ, yến mạch. Các loại ngũ cốc nên hạn chế sử dụng: bột mỳ tinh chế, bánh mỳ trắng, bánh bông lan, bánh quy, mỳ trứng, bắp rang bơ.
5. Nên ăn nguồn đạm ít béo
Nguồn đạm ít béo thực chất là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho chúng ta như: thịt nạc, thịt gia cầm và cá, các sản phẩm từ sữa ít béo, trứng,…Trong đó, cá là lựa chọn lý tưởng thay cho các loại thịt nhiều chất béo. Các loại cá giàu omega – 3 như: cá hồi, cá thu, cá trích giúp làm giảm triglyceride trong máu.
Những nguồn đạm thực vật ít chất béo như hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, dầu hạt cải. Các loại đậu như đậu Hà Lan và đậu lăng chứa nguồn protein phong phú, ít chất béo và không có cholesterol. Đồng thời, bạn nên hạn chế sử dụng protein từ động vật để giảm lượng chất béo, cholesterol và tăng lượng chất xơ.
6. Không ăn mặn và thực phẩm nhiều muối
Ăn nhiều muối sẽ gây ra huyết áp cao, nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên giảm lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành không nên sử dụng quá 2.300mg muỗi mỗi ngày. Mức dùng lý tưởng nhất là dưới 1.500mg mỗi ngày.
Phần lớn lượng muối dư thừa chúng ta sử dụng đến từ các thực phẩm đóng hộp hoặc đã chế biến như: giò chả, súp, đồ nướng, đồ đông lạnh. Chính vì thế, chúng ta nên ăn những thực phẩm tươi và tự nấu các món ăn cho mình để giảm lượng muối.
Với 6 nguyên tắc ăn uống để giữ trái tim khỏe mà bài viết nêu trên, hi vọng chúng ta tuân thủ áp dụng để có trái tim khỏe, sống lành mạnh mỗi ngày.
Xem thêm:
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho da mụn
9 thói quen lành mạnh tránh bệnh ung thư
Ăn gì để cải thiện chứng khô mắt?