Một Số Bệnh Dễ “Tấn Công” Vào Mùa Đông
Mùa đông gió lạnh, thời tiết ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn từ môi trường dễ dàng tấn công vào cơ thể, trong lúc hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dẫn đến một số bệnh lý mùa. Trong đó, cảm lạnh, viêm xoang, hen suyễn, đau nhức xương khớp,….là một số bệnh dễ “tấn công” vào mùa đông.
1. Bệnh cảm cúm
Thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột, nóng lạnh, nắng mưa thất thường khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Nhất là thời điểm giao mùa thu đông, không khí lúc ẩm lúc hanh khô và có thể khiến các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế, đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn.
Cảm cúm thường lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế, vào thời điểm giao mùa này, bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.
2. Bệnh viêm họng
Viêm họng, đau họng thường xảy ra là một số những bệnh dễ “tấn công” vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm khuẩn. Sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng. Biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm, chúng có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.
3. Đột quỵ
Thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ vào mùa đông, đặc biệt là ở người cao tuổi với nguy cơ cao. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến viện cấp cứu trong khung giờ vàng để can thiệp còn rất thấp.
Theo bác sĩ, nhiều người Việt Nam có thói quen tập thể dục vào những khung giờ không khoa học, hoặc thường hay tắm khuya và đó là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nhanh nhất. Vào mùa đông gió lạnh, nhiều người vẫn có thói quen đi tập thể dục sớm, tốt nhất là chúng ta cần thay đổi thói quen này. Thay vì dậy sớm 4 – 5 giờ sáng, bạn có thể đổi sang 8 – 9 giờ sáng để tập hoặc cần căn cứ vào sức chịu đựng, có thể vận động tập trong nhà sẽ giảm nguy cơ gây đột quỵ hơn.
4. Bệnh phổi – phế quản
Bệnh phổi – viêm phế quản càng phát triển mạnh vào mùa đông. Người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc bệnh thì có xu hướng tăng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già.
Bệnh có thể xảy ra sau một đợt cúm, thường xảy ra và có thể phát thành dịch vào mùa này. Bệnh lao phổi nếu không được chăm sóc, giữ gìn, điều trị tốt sẽ nặng lên trong mùa lạnh. Các thể lao tổn thương rộng, phá hủy nhiều, lao suy kiệt, thể trạng gầy yếu.
5. Viêm xoang
Vào mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm xoang hình thành và tái phát. Ở nước ta, vào mùa này thì tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang tăng cao do độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng,…
Bệnh viêm xoang rất dễ tái phát, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có giải pháp điều trị phù hợp.
6. Viêm khớp – đau khớp
Nhiều bệnh nhân viêm khớp cảm thấy trở nên đau đớn và cứng khớp hơn khi vào mùa đông dù họ chưa rõ nguyên nhân. Mùa đông lạnh, khí hậu ẩm thấp là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức xương khớp càng trở nên nặng hơn. Người bệnh có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ.
7. Đau dạ dày
Thời tiết lạnh thường hay khiến bệnh nhân đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn, sự tấn công của vi khuẩn HP có thể mạnh hơn. Bạn có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh bằng cách tăng sức đề kháng cơ thể, hạn chế những thức ăn gây tổn thương đến dạ dày. Hàng ngày, bạn nên làm những việc nhằm giảm căng thẳng, stress để hạn chế cơn đau dạ dày tái phát như tắm nước ấm, đi bộ, tập thể dục vừa sức, nghe nhạc, xem phim.
8. Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý hàng đầu trong một số bệnh dễ “tấn công” vào mùa đông. Không khí lạnh là yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè, thở dốc. Những người bị bệnh hen suyễn nên chú ý cẩn thận vào mùa đông. Tốt nhất, bạn nên ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ thấp và gió rét, nếu phải đi ra ngoài thì hãy đeo khẩu trang, khăn choàng che kín mũi, miệng. Bạn luôn chú ý giữ ấm để tránh bệnh hen suyễn tấn công.
Bài viết cảnh báo một số bệnh dễ “tấn công” vào mùa đông mà chúng ta nên chú ý để chăm sóc bản thân thật tốt, phòng bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và an lạc mỗi ngày!
Xem thêm: