F0 Nên Biết Dấu Hiệu Ngộ Độc Vitamin D - Tâm Dược

F0 Nên Biết Dấu Hiệu Ngộ Độc Vitamin D

 

Vitamin D là nguồn dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng. Chính vì thế mà trong đại dịch covid – 19, nhiều người đã mách bảo nhau bổ sung vitamin D với hi vọng phòng bệnh và tăng đề kháng. Vậy, bổ sung vitamin D sao cho an toàn và tránh nguy cơ ngộ độc nếu lạm dụng. F0 nên biết dấu hiệu ngộ độc vitamin D mà bài viết chỉ dẫn dưới đây.

 

1. Yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin D

Ngộ độc vitamin D được định nghĩa là nồng độ vitamin D trong máu trên 100 ng/mL, trong khi nhiễm độc vitamin D được định nghĩa là nồng độ trong huyết thanh trên 150 ng/mL.

Các khuyến nghị về mức vitamin D tối ưu khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng mức từ 30 – 60 ng/mL là tối ưu, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và dịch bệnh.

Các chất bổ sung vitamin D được coi là rất an toàn và không hề độc tính. Tuy nhiên, ngộ độc vitamin D phổ biến hơn ở những người mắc một số bệnh lý nhất định, bao gồm:

+ Rối loạn u hạt

+ Rối loạn bẩm sinh

+ Một số u lympho

+ Rối loạn chuyển hóa vitamin D

Mặc dù hiện tượng ngộ độc vitamin D là không phổ biến nhưng nó vẫn có nguy cơ xảy ra, nhất là trong các trường hợp sau:

+ Sử dụng quá liều ngẫu nhiên

+ Lỗi kê đơn

+ Lạm dụng bổ sung vitamin D quá nhiều.

 

2. Triệu chứng và tác dụng phụ liên quan đến ngộ độc vitamin D

Một khi việc ngộ độc vitamin D xảy ra sẽ khiến cơ thể rối loạn một số chức năng cơ quan, gây ra các tác dụng phụ như:

Nồng độ vitamin D trong máu tăng cao

Hầu hết các trường hợp ngộ độc vitamin D là do liều lượng bổ sung không phù hợp và sai sót trong kê đơn. Các triệu chứng nhiễm độc đã được báo cáo ở nồng độ cực cao trong máu trong trường hợp mọi người dùng liều rất cao bổ sung vitamin D trong thời gian dài.

Lưu ý rằng 130.000 IU cao hơn 30 lần giới hạn trên an toàn thường được khuyến nghị là 4.000 IU mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng những người có mức thấp hoặc thiếu vitamin D thường cần bổ sung lượng vitamin D cao hơn nhiều để đạt được và duy trì mức vitamin D tối ưu. Tuy nhiên, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng. Điều này sẽ giúp bạn tránh dùng liều lượng không phù hợp hoặc nguy hiểm có thể xảy ra.

Tăng canxi trong máu

Nếu lượng vitamin D quá nhiều, canxi trong máu có thể đạt đến mức gây ra các triệu chứng khó chịu và có khả năng nguy hiểm. Các triệu chứng ngộ độc vitamin D chủ yếu liên quan đến tăng canxi huyết, có nghĩa là nồng độ canxi trong máu cao quá mức. Phạm vi bình thường của canxi trong máu là 8,5–10,8 mg/dL. Tăng canxi huyết thường phát triển sau khi dùng nhiều vitamin D trong một thời gian dài. Tăng canxi huyết có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Lúc này, các triệu chứng tăng canxi huyết bao gồm:

+ Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón, đau dạ dày.

+ Thần kinh: mệt mỏi, chóng mặt, ảo giác và lú lẫn.

+ Ăn mất ngon.

+ Đi tiểu nhiều.

+ Sỏi thận.

+ Tăng huyết áp và bất thường về tim.

+ Mất nước.

Thay đổi tâm thần

Tăng canxi huyết có thể dẫn đến thay đổi về tâm thần. Những người bị tăng canxi huyết do nhiễm độc vitamin D thường có các triệu chứng như lú lẫn, trầm cảm và rối loạn tâm thần. Trong trường hợp nghiêm trọng, hôn mê sẽ xảy ra. Các triệu chứng được cải thiện khi lượng canxi giảm xuống.

Biến chứng thận

Trong một số trường hợp, ngộ độc vitamin D có thể dẫn đến tổn thương thận và thậm chí là suy thận. Điều này là do có quá nhiều vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến hàm lượng canxi cao, dẫn đến mất nước do đi tiểu quá nhiều và vôi hóa thận. Tăng canxi huyết cũng có thể làm cho các mạch máu của thận co lại, dẫn đến giảm chức năng thận. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo tổn thương thận từ trung bình đến nặng ở những người phát triển nhiễm độc vitamin D.

Điều thú vị là sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây hại cho thận và dẫn đến các biến chứng nặng ở những người bị bệnh thận. Đó là một lý do tại sao duy trì mức vitamin D trong máu tối ưu là rất quan trọng.

 

3. Khi nào cần bổ sung vitamin D và bổ sung sao cho đúng cách?

Vitamin D xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm và cơ thể sản sinh ra chất này khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngoài cá béo, có rất ít thực phẩm giàu vitamin D. Hơn nữa, hầu hết mọi người không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời để sản xuất đủ vitamin D. Vì vậy, tình trạng thiếu hụt vitamin D là rất phổ biến. Trên thực tế, ước tính cho thấy khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu vitamin D, trong khi 50% số người có thể thiếu vitamin D để duy trì sức khỏe tối ưu.

Cách duy nhất để biết liệu bạn có đủ hoặc thiếu hay không là kiểm tra nồng độ vitamin D của cơ thể. Thiếu vitamin D thường được ghi nhận là nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp hơn 20 ng/mL. Những người có mức rơi vào khoảng 21–29 ng/mL được coi là không có đủ mức vitamin D.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể bạn bị thiếu vitamin D bác sĩ có thể sẽ kê đơn bổ sung hoặc tiêm vitamin D và theo dõi nồng độ trong máu để đảm bảo an toàn và sẽ giảm liều hoặc ngừng bổ sung khi bạn đạt đến mức tối ưu.

Điều quan trọng cần lưu ý là một số trường hợp ngộ độc vitamin D đã xảy ra do mọi người sử dụng các chất bổ sung được dán nhãn không đúng cách. Nếu bạn đang dùng chất bổ sung vitamin D và gặp phải bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê trên, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý bổ sung lượng vitamin D cần thiết từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, hãy thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, cho cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng ít nhất 15 phút để hấp thụ nguồn vitamin D tự nhiên, an toàn, hiệu quả nhất.

Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

 

 

 

 

 

Xem thêm:

➡ Hội chứng “sương mù não” hậu Covid – 19

➡ Triệu chứng buồn nôn hậu covid – 19

➡ Covid – 19 có thể gây tổn thương phổi kéo dài

➡ Cần tránh những đồ uống và thực phẩm gây tương tác nguy hiểm khi dùng thuốc

➡ Phụ nữ mang thai cần cân nhắc 4 thành phần hoạt chất trong làm đẹp