Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khi ngủ hay giật mình. Mỗi lần như vậy, trẻ có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú, trẻ càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc.
– Ra nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ.
– Tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy.
– Hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…
– Những trường hợp nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, có các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim. Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động.
– Trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc…
TẠI SAO PHẢI BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM?
Đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển xương, là nguyên liệu để tạo nên khung xương và răng của cơ thể. Trong cơ thể, canxi giữ nhiều vai trò quan trọng, như tham gia vào cấu tạo xương và răng, là thành phần chính tạo nên khung xương của cơ thể.
Trong quá trình phát triển của hệ xương, đặc biệt ở giai đoạn tuổi dậy thì, canxi tích tụ ở xương với mức độ cao. Canxi là thành phần chính để tạo xương và cốt hóa sụn thành xương, giúp xương chắc khỏe. Nhờ đó mà xương phát triển cả về chiều dài và chiều ngang, giúp cho cơ thể phát triển, đặc biệt là phát triển chiều cao.
Mặc dù được khoáng hóa rất cao, nhưng xương luôn biến đổi, luôn xảy ra quá trình tạo xương và hủy xương. Trong giai đoạn phát triển từ khi còn là bào thai cho đến khoảng 25 tuổi, quá trình tạo xương luôn chiếm ưu thế.
Cơ thể phát triển đến một mức độ nhất định thường khoảng 25 – 30 tuổi thì không thể phát triển thêm được nữa. Sau giai đoạn này lượng canxi tập trung ở trong xương bắt đầu suy giảm. Ở phụ nữ sau tuổi tiền mãn kinh sự tập trung canxi ở xương giảm rõ rệt, trong khi nam giới sau 60 tuổi mới xảy ra hiện tượng này.
Ngoài tham gia tạo xương và răng, canxi còn giữ nhiều vai trò khác như tham gia vào quá trình đông máu, dẫn truyền xung động thần kinh, chức năng co cơ, …
Với nhiều vai trò quan trọng như vậy, việc cung cấp canxi cho cơ thể không bao giờ là sớm cả, phải cung cấp ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Ở trẻ em, cung cấp đủ canxi giúp xương phát triển, phát triển chiều cao. Ở người trưởng thành, bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, dự phòng giảm mật độ xương và loãng xương.
CHẾ ĐỘ ĂN ĐỂ TRẺ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO ƯU TỐI
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu, mẹ cần cung cấp đủ các dưỡng chất sau:
Về canxi, tùy theo lứa tuổi trẻ cần khoảng 500-1000mg một ngày. Vì vậy, trẻ cần khoảng 500ml sữa mỗi ngày.
Ngoài ra, mẹ nên cho con ăn thêm các thực phẩm giàu canxi như cua, ốc, tôm, tép, đậu hũ… Cung cấp đủ chất đạm và lysine (thịt, cá trứng, đậu hũ) từ 30 – 90g trong mỗi bữa ăn chính tùy lứa tuổi trẻ.
Vitamin D giúp hấp thu canxi tại ruột và tăng khả năng tái hấp thu canxi tại thận. Vitamin D còn giúp tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Mẹ có thể cho con ăn các thực phẩm giàu vitamin D như (sữa, bơ, phomai, trứng, gan…). Ngoài ra, cho trẻ vận động ngoài trời nắng nhẹ để cơ thể hấp thụ tiền chất vitamin D nằm dưới da.
Vitamin A đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Thức ăn nhiều Vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt… Các loại rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (cà rốt, đu đủ, xoài chín…) chứa nhiều tiền chất vitamin A tốt cho trẻ. Chế độ ăn của trẻ cần có chất béo để giúp hấp thu vitamin A. Đối với trẻ 6 – 36 tháng tuổi, cần bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng 1 lần.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC THỪA CANXI DO BỔ SUNG SAI CÁCH
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi độ tuổi cần một lượng canxi theo tiêu chuẩn sau:
– Trẻ em 0 -1 tuổi: cần 400mg – 600mg /ngày.
– Trẻ em 1-10 tuổi : cần 800 mg /ngày.
– Người lớn 11- 24 tuổi cần 1200 mg /ngày.
– Người lớn 24 – 50 tuổi cần 800mg – 1000mg /ngày.
– Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1200 mg – 1500 mg /ngày.
Do đó, nếu việc bổ sung canxi cho trẻ quá liều sẽ gây ra tác hại khôn lường. Dưới đây, là hậu quả của việc thừa canxi mà trẻ gặp phải khi mẹ bổ sung không đúng cách.
Đầu tiên, trẻ thừa canxi có thể gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm. Do đó, những trẻ thừa canxi có nguy cơ cao thiếu sắt và kẽm. Mặt khác, khi cơ thể bị thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận. Nếu mẹ bổ sung canxi quá liều, lâu dài sẽ khiến cho con có nguy cơ bị sỏi niệu quản, sỏi thận.
Thứ hai, nếu trẻ dùng canxi liều cao sẽ gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Mặt khác, thừa canxi còn gây ra tình trạng sỏi thận mãn tính, vôi hóa khớp vai, canxi hóa động mạch… rất nguy hiểm cho trẻ.
Thực tế, nhiều trẻ có dấu hiệu thiếu canxi, mẹ thường tự ý đi mua canxi về cho con uống dẫn đến quá liều. Do đó, khi thấy trẻ khát nước, đi tiểu nhiều, buồn ói… thì mẹ phải đưa con đến gặp bác sĩ ngay để xử trí.
Tóm lại, Canxi là khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhưng mẹ không được lạm dụng quá nhiều.
Nguồn: www.facebook.com/groups/GroupCachDungThuoc