Cảnh Báo Tác Hại Tiềm Ẩn Khi Thừa Acid Folic
Acid folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9. Nó có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Sẽ rất tốt khi bạn bổ sung nguồn dưỡng chất này cho cơ thể. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ là lời cảnh báo tác hại tiềm ẩn khi thừa acid folic.
1. Acid folic là gì?
Acid folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9, còn được gọi là acid pteroylmonoglutamic. Nó được sử dụng trong các chất bổ sung và được thêm vào các sản phẩm thực phẩm chế biến. Chẳng hạn như bột mỳ, ngũ cốc ăn sáng. Bên cạnh đó, acid folic xuất hiện tự nhiên trong nhiều thực phẩm như: đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, cam, gan, măng tây, củ cải đường, rau cải xanh, rau bina.
Acid folic góp phần giúp cơ thể sản xuất các tế bào mới để thay thế cho những tế bào cũ đã già và chết đi. Đồng thời, ngăn ngừa những biến đổi bất thường về ADN của tế bào. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tế bào ung thư. Bổ sung acid folic là cách để điều trị thiếu folate và thiếu máu.
Tuy nhiên, acid folic sẽ không được sử dụng trong điều trị thiếu vitamin B12 và những tổn thương của tủy sống. Đặc biệt, nếu thiếu acid folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Dẫu vậy, việc bổ sung quá nhiều chất này sẽ gây những hậu quả khó lường.
2. Thừa acid folic xảy ra khi nào?
Cơ thể chúng ta hấp thu acid folic dễ dàng. Người ta ước tính rằng khoảng 85% acid folic từ thực phẩm bổ sung được cơ thể sử dụng. Sau khi acid folic được hấp thụ vào máu nó sẽ được gan phân hủy thành các hợp chất nhỏ hơn. Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý một lượng acid folic nhất định tại một thời điểm.
Do đó, tiêu thụ quá nhiều acid folic từ thực phẩm bổ sung dẫn đến thừa acid folic. Acid folic không chuyển hóa sẽ tích tụ trong máu. Điều này đáng lo ngại khi nồng độ acid folic không chuyển hóa trong máu cao gây các vấn đề sức khỏe.
3. Những tác hại tiềm ẩm khi thừa acid folic
Việc bổ sung acid folic cần hợp lý. Nếu dư thừa sẽ là lời cảnh báo tác hại tiềm ẩn khi thừa acid folic như sau:
Có thể che giấu sự thiếu hụt vitamin B12
Dùng nhiều acid folic có thể che giấu sự thiếu hụt vitamin B12. Trong khi cơ thể dùng vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu và giữ cho tim, não, hệ thần kinh hoạt động tối ưu. Nếu thiếu hụt vitamin B12, có thể dẫn đến tổn thương thần kinh không thể phục hồi. Vì thế, các chất bổ sung acid folic có thể che giấu chứng thiếu máu nguyên bào khổng lồ do vitamin B12 gây ra. Và từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 cơ bản mà không bị phát hiện. Nó gây ra triệu chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, khó tập trung và khó thở.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh
Lượng acid folic dư thừa có thể có thể làm tăng tốc độ lão hóa các tế bào thần kinh theo thời gian. Đặc biệt là đối với những người có lượng vitamin B12 thấp. Những nghiên cứu cho thấy, người trên 60 tuổi có nồng độ acid folic trong máu cao và lượng vitamin B12 thấp có thể mất chức năng não cao hơn 3,5 lần so với những người bình thường. Họ sẽ phải đối diện với chứng suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức.
Tăng khả năng phát triển của các khối u
Cơ chế hoạt động của acid folic là bảo vệ và tăng cường sự phát triển của tất cả các loại tế bào, kể cả thế bào ung thư. Chúng giúp tế bào ung thư ngày càng nhân lên và nhanh chóng di căn sang các cơ quan khác. Những người từng mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng được bổ sung hơn 1000 microgam acid folic mỗi ngày có nguy cơ tái phát ung thư cao hơn người bình thường.
Không tốt cho phụ nữ mang thai
Bổ sung đủ acid folic trong thai kỳ là cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi và làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nhưng bổ sung quá nhiều acid folic khi mang thai sẽ gây hại như:
+ Nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh ở trẻ
+ Kiềm hãm sự phát triển não bộ ở trẻ
Bổ sung nhiều acid folic khi mang thai sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin và làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ. Mẹ nên tránh dùng nhiều hơn liều khuyến cáo hàng ngày là 600 mcg.
4. Dùng acid folic như thế nào cho an toàn?
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến cáo rằng người lớn trên 19 tuổi nên hạn chế tiêu thụ acid folic từ thực phẩm bổ sung ở mức 1.000 mcg mỗi ngày. Trẻ em dao động từ 300 – 800 mcg tùy thuộc vào độ tuổi.
Hầu hết mọi người không tiêu thụ quá 1.000 mcg acid folic mỗi ngày trừ khi đang dùng chất bổ sung với liều lượng cao. Trên thực tế, theo NIH, ước tính chỉ có khoảng 5% nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 51- 70 uống nhiều hơn lượng này mỗi ngày, chủ yếu là do sử dụng các chất bổ sung.
Chế độ ăn kiêng khuyến nghị (RDA) cho folate là 400 mcg cho những người trên 14 tuổi. Những người đang mang thai và cho con bú nên nhận được 600 mcg tương ứng. Liều bổ sung thường dao động từ 400–800 mcg.
Cần lưu ý, acid folic có thể tương tác với một số loại thuốc kê đơn, bao gồm một số loại thuốc trị co giật, viêm khớp dạng thấp, nhiễm ký sinh trùng… Do đó, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, tốt nhất nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung acid folic.
Xem thêm:
Thiếu vitamin D làm tăng 3,3 lần nguy cơ mắc covid 19
Những sai lầm bạn dễ mắc phải trong bữa ăn sáng