Các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe - Tâm Dược

Các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe

Thảo mộc là những cây được đánh giá cao về mùi hương, hương vị, lợi ích dược liệu hoặc các công dụng khác của chúng được gọi là thảo dược. Các loại thảo mộc thường được sử dụng trong thực phẩm, để làm thuốc, để kiểm soát sâu bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe cùng tìm hiểu nhé.

1. Cây bạc hà

Là một loại cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Với một hương thơm thanh mát thư thái và hương vị cay cay the mát. Loại cây được sử dụng làm loại gia vị không thể thiếu của các món châu Á. Với tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, công dụng làm đẹp chữa bệnh hữu ích. Bạc hà được xem là loại thuốc quý được sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. 

Cây bạc hà là họ cây thân thảo sống lâu năm, có màu xanh hoặc tím nhạt, lá có tính mát, không độc. Chắc hẳn các bạn không lạ lẫm với những món ăn sử dụng lá và thân bạc hà  để gia vị, ăn kèm, tạo trang trí thẩm mĩ, mĩ phẩm như sữa tắm, kem đánh răng, dầu gội đầu, tinh dầu khử mùi, kẹo ngậm..Đây là một trong những thảo mộc trong đông y sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa giảm đau bao tử và các chứng khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa. Tăng hệ thống miễn dịch giảm ho, giúp khắc phục các tình trạng dị ứng..

2. Gừng

Gừng là một loại thảo mộc cũng có thể được xem là gia vị, chứa nhiều thành phần có tính sát khuẩn, kháng nấm, giữ nhiệt, cải thiện nhiệt độ tốt. Gừng cải thiện tình trạng chống dị ứng, giảm cân cũng vô cùng hiệu quả, chứa chất giảm tình trạng nôn ói và phát tán phong hàn. Ngăn ngừa cảm cúng cảm lanh, khắc phục bệnh viêm nhiễm mãn tính.

Trong đông y thường sử dụng là một vị thuốc, bạn có thể sử dụng gừng thêm vào trong thực đơn gia đình hay là uống ly gừng nóng điều này sẽ ít nhiều sẽ chữa được rất nhiều bệnh đau khớp, trị ho và chống lại một số loại ung thư như gan, phổi, bàng quan.. sử dụng nhiều sẽ giảm sự di căn của tế bào ung thư. Tăng khả năng hấp thụ và chức năng cải thiện bộ nhớ, hạn chế lão hóa.

3. Hoa cúc

Hoa cúc mang cho mình nét đẹp trang trí mà còn mang tính y dược giúp hỗ trợ rất nhiều bệnh. Được mệnh danh là mùi thanh nhẹ, đắng cay, tính mát tác dụng thanh nhiệt, bổ não. Trong tinh dầu hoa cúc hoạt chất này giúp chống kích ứng, chống viêm, chống vi khuẩn. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giúp cho chị em sở hữu làn da rạng ngời, kích thích quá trình tái tạo da, dưỡng da. 

Không những thế hoa cúc còn mang lại các bệnh, cải thiện sức khỏe, giảm huyết áp và giảm chứng viêm loét dạ dày vô cùng hiệu quả. Đối với những bạn hay rơi vào tình trạng mất ngủ, lo âu có thể sử dụng trà hoa cúc vì trong hoa cúc có chất apigenin liên kết với một số thụ thể sẽ thúc đẩy cảm giác buồn ngủ, cải thiện cho bạn một giấc ngủ sâu.

4. Cam thảo

Cam thảo có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ cải thiện và  điều trị một số bệnh da liễu thường gặp như bệnh chàm và trứng cá.Bên cạnh đó nó cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng và cải thiện một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa (như chứng khó tiêu, trào ngược axit, loét dạ dày,…).

Đặc biệt, trong cam thảo còn hữu hiệu trong việc làm dịu đi những cơn hen suyễn và giảm bớt chứng viêm họng. Thải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng nướng cam thảo sẽ chữa tỳ vị hư, kém ăn và đau bụng do tiêu chảy. Còn dùng cam thảo sống sẽ giúp giải nhiệt, hạ hỏa và chữa viêm loét đường tiêu hóa.

5. Lá trà đen

Lá trà đen đều được làm được từ cây trà và lên men, nhiều lợi ích lá trà đen chuyển sang màu nâu sẫm mang lại một mùi hương vô cùng tự nhiên. Trà đen chứa caffeine và các chất chống oxy hóa thực sự rất cao. Tăng sự tình tảo về tinh thần, kích thích não bộ, tăng sức khỏe cho thận. Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận, giúp thúc đẩy giảm cân vì trà đen không chứa chất béo, ít calo.

Không những thế, các chất chống oxy hóa khác trong trà đen có thể loại bỏ các chất có hại, nhờ đó tránh được bệnh tim xảy ra. Bạn nên sử dụng thảo mộc trà đen bằng cách uống 2-3 tách trà đen mỗi ngày được một số mầm bệnh giúp hỗ trợ sức khỏe.

6. Quế

Quế chứa rất nhiều các chất oxy hóa, đặc biệt là hợp chất cinnamic aldehyde có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Qua đó nó giúp cơ thể chúng ta có thể phục hồi sự tổn thương ở mô và chống sâu răng cũng như hôi miệng. Đây cũng là một trong những thảo mộc được coi là thuốc trong đôn y, làm da vị, thảo mộc dưỡng da.. Tác dụng của quế sẽ là kích thích tuần hoàn máu, tăng cường hệ hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.

Quế có một mùi thơm, tính ấm và có tính dược cao. Một số thí nghiệm còn cho thấy cinnamaldehyde còn có khả năng làm giảm co giật .  Một vài nghiên cứu có nói nếu bạn là người trưởng thành có thể dùng khoảng 1 – 1,5g bột quế/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thảo dược này với một số nguyên liệu khác như mật ong để tận dụng tối đa các dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

7. Nhân sâm

Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì đến với thảo mộc này, nhân sâm là một thực phẩm cực kì quý giá có chất dinh dưỡng cao và  có công dụng rất cao đến với sức khỏe chúng ta. Trong nhân sâm sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Sử dụng nhân sâm sẽ có thể giúp bạn giảm stress, chống suy nhược cơ thể tăng khả năng ghi nhớ và tập trung. 

Ginsenosides trong nhân sâm ngoài tác dụng chống oxy hóa còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng vì không phải ai sử dụng cũng tốt.

Trên đây là một trông những thảo mộc cực kỳ tốt đối với sức khỏe của chính mình. Bạn nên cân nhắc và sử dụng sao cho phù hợp giúp các bạn cải thiện và thư giản hơn. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và cùng chờ đón những bài viết hay từ Tâm Dược nhé!

XEM THÊM: 

➡️ Những thực phẩm giải nhiệt ngày nắng nóng

➡️ Cách trị ho tại nhà hiệu quả

➡️ Cách chữa đau dạ dày hiệu quả

➡️ Lợi ích của hành tây với sức khỏe

➡️ Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân

➡️ Ứng dụng tập thể dục tại nhà