Bệnh Trĩ Có Lây Truyền Không? - Tâm Dược

Bệnh Trĩ Có Lây Truyền Không?

 

Bệnh trĩ có lây truyền không? Bởi đây là bệnh lý về hậu môn – trực tràng, đại tiện ra máu nên nhiều người nghĩ nó sẽ lây truyền khi ngồi chung ghế, dùng chung vật dụng. Nhưng bạn yên tâm, theo các chuyên gia cho hay, bệnh trĩ không phải do vi khuẩn, virus gây nên, nên nó không có tính lây truyền.

 

1. Bệnh trĩ có lây truyền không?

Bệnh trĩ là tình trạng lòi dom (theo cách gọi của dân gian). Bệnh hình thành do sự giãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở trĩ. Bệnh lý này khá phổ biến và tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải. Đặc biệt là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, những người có tính chất công việc phải ngồi lâu tại chỗ như: tài xế, công nhân may, dân văn phòng, người lao động khuân vác nặng,…

Rất nhiều câu hỏi về bệnh trĩ được đặt ra, trong đó có nghi vấn: bệnh trĩ có lây truyền không? Để trả lời cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng cho biết: bệnh trĩ không có khả năng lây truyền. Bởi đây không phải là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra nên không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua việc quan hệ tình dục, dùng chung đồ cá nhân, ngủ chung, ăn chung,..

Bệnh xuất phát từ chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hàng ngày hoặc tính chất công việc. Trong trường hợp đặc biệt, một số gia đình có người bị khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh thì có khả năng di truyền bệnh trĩ. Thế nên, bạn không phải lo lắng sự lây truyền bệnh của mình cho những người xung quanh. Và cũng không phải lo lắng mình sẽ bị lây bệnh khi trong nhà có người mắc bệnh trĩ.

2. Nguyên nhân hình thành và cách điều trị bệnh trĩ

Như đã đề cập, nguyên nhân hình thành bệnh trĩ từ chính thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống thường ngày. Cụ thể:

+ Ăn uống không hợp lý: ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống ít nước.

+ Thói quen nhịn đi đại tiện hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh mỗi lần đi đại tiện, thường xuyên rặn mỗi khi đi đại tiện.

+ Do tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng lâu tại một chỗ khiến trọng lượng cơ thể dồn ép cuống hậu môn, tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép gây ra bệnh trĩ.

+ Do táo bón, tiêu chảy kinh niên.

+ Bệnh hay xảy ra do phụ nữ mang thai, sinh đẻ, thai nhi phát triển dồn xuống vùng chậu và vùng hậu môn. Hơn nữa, khi sinh nở tự nhiên phụ nữ phải dùng sức rặn mạnh khiến tĩnh mạch hậu môn phình đại gây ra bệnh trĩ.

+ Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì chức năng hậu môn càng giảm nên người cao tuổi dễ mắc bệnh trĩ.

Đến đây, bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: bệnh trĩ có lây không? Bệnh không lây nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, một khi đã phát hiện bệnh, bệnh nhân cần đi thăm khám nhanh chóng. Các giải pháp điều trị trĩ hiện nay khá đa dạng, căn cứ vào mức độ bệnh cũng như cơ địa mà bác sĩ sẽ hướng dẫn áp dụng cách điều trị phù hợp. Cụ thể:

Điều trị trĩ bằng mẹo dân gian

Các giải pháp dân gian được áp dụng cho bệnh nhân trĩ mức độ nhẹ 1, 2 tại nhà. Đó là:

+ Dùng rau diếp cá đắp hậu môn hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm rau diếp cá, ăn rau diếp cá, uống nước ép rau diếp cá.

+ Ngâm hậu môn trong nước ấm lá trầu không.

+ Chườm đá lạnh vào hậu môn.

+ Đắp gel nha đam lên vùng búi trĩ bị sưng đau.

+ Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm.

+ Chữa bệnh trĩ bằng lá lược vàng, ngải cứu, tỏi,…

Điều trị trĩ bằng thuốc

Trường hợp bệnh nhẹ thì có thể sử dụng thuốc để điều trị. Các loại thuốc được sử dụng là thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc bôi có tác dụng giảm sưng, giảm đau, kháng viêm, hạn chế sự phát triển của búi trĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ thì bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi điều trị.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Với ưu điểm sở hữu 100% thành phần dược liệu thiên nhiên an toàn, hiệu quả lâu bền, không gây tác dụng phụ, thực phẩm chức năng là lựa chọn ưu ái của nhiều bệnh nhân trĩ mức độ nhẹ. Các sản phẩm này thường được điều chế từ các thảo dược có chứa các hoạt chất có tác dụng cầm máu, kháng viêm, kháng khuẩn, chất chống oxy hóa và làm lành tổn thương nhanh chóng.

Trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo thành phần sản phẩm cũng như uy tín thương hiệu, chất lượng và ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Hiện nay, trên thị trường có dòng sản phẩm DUNG DỊCH GIẤP CÁ EXT TRIX FAST dạng gói nước thẩm thấu, hiệu quả hấp thu cao, cắt ngay cơn trĩ cấp, cầm máu, giảm đau búi trĩ hiệu quả. Sản phẩm dưới sự phân phối của công ty cổ phần dược Tâm Dược hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.

 

Điều trị trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

Các phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng như:

+ Phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp longo.

+ Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD).

+ Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT và PPH

+ Đốt tia laser,….

Kết luận: bệnh trĩ không lây truyền, chỉ hình thành do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sai cách nên bạn cần lưu ý. Bạn cần chủ động điều chỉnh những thói quen này kết hợp với việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ để sớm cải thiện tích cực bệnh.

 

 

 

 

 

 

Xem thêm

➡ 4 chế độ ăn kiêng tốt cho phụ nữ trên 50 tuổi

➡ Hội chứng Raynaud là gì, chữa thế nào?

➡ Cách xử lý tiểu dắt ban ngày ở trẻ

➡ 10 thực phẩm “cứu tinh” khi bạn bị đầy hơi, khó tiêu